Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Các Văn phòng thường trực

I. Văn phòng Thường trực Chỉ huy Phòng chống thiên tai

1. Vị trí, chức năng

a) Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Văn phòng thường trực) là tổ chức giúp việc cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy tỉnh) trong quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

b) Văn phòng thường trực được sử dụng con dấu của Ban Chỉ huy tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thuỷ lợi trong thực hiện nhiệm vụ; sử dụng con dấu và tài khoản của Chi cục Thuỷ lợi để hoạt động liên quan đến tài chính.

2. Nhiệm vụ

a) Tham mưu giúp Ban Chỉ huy tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 4, Điều 20, Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.

b) Tổ chức trực ban phòng, chống thiên tai 24/24 giờ tất cả các ngày trong năm, thường xuyên cập nhật thông tin, theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, thời tiết, khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh; tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh trong chỉ huy, điều hành các cấp, các ngành triển khai phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

c) Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh quyết định việc vận hành các hồ theo đúng quy định của Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 13/02/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã.

d) Tham mưu giúp Ban Chỉ huy tỉnh đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức chi và nội dung chi cho các đối tượng; đồng thời, tổng hợp thiệt hại vànhu cầu hỗ trợ của các địa phương, đơn vị liên quan theo quy định tại Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai và Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP.

e) Tổ chức quản lý, phát hành và cấp biển xe hộ đê phục vụ công tác phòng, chống thiên tai theo quy định.

f) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống thiên tai theo đúng quy định hiện hành.

g) Tham mưu giúp Ban Chỉ huy tỉnh trình cấp thẩm quyền quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

h) Làm đầu mối quản lý, sử dụng con dấu của Ban Chỉ huy tỉnh.

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh.

3. Cơ cấu tổ chức

a) Văn phòng thường trực có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng:

- Chánh Văn phòng do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm.

- Các Phó Chánh Văn phòng gồm:

+ 1 Phó Chánh Văn phòng do Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách lĩnh vực thuỷ lợi và phòng, chống thiên tai kiêm nhiệm.

+ 1 Phó Chánh Văn phòng do Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi kiêm nhiệm

+ 1 Phó Chánh Văn phòng do Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi phụ trách lĩnh vực phòng, chống thiên tai kiêm nhiệm.

b) Tổ chức hoạt động của Văn phòng thường trực:

Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng do Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi kiêm nhiệm được sử dụng tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức của Chi cục Thuỷ lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giúp việc cho Ban Chỉ huy tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

II. Văn phòng Thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Ứng phó sự cố, Tìm kiếm cứu nạn

1. Vị trí, chức năng

a) Vị trí:

Văn phòng Phòng thủ dân sự là cơ quan trực thuộc của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy tỉnh) thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Trụ sở của Văn phòng Phòng thủ dân sự đặt tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Địa chỉ: Đại lộ Hùng Vương, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa).

b) Chức năng:

- Văn phòng Phòng thủ dân sự là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ huy tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Tham mưu cho Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Phòng thủ dân sự

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan:

- Tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ huy tỉnh triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; xây dựng hệ thống tổ chức và lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn; kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị vật tư, triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Tham mưu cho Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện tập huấn, huấn luyện, diễn tập, hội thi, hội thao thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn ở các cơ quan, đơn vị.

- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; kế hoạch công tác hàng năm, 5 năm và các dự án, đề án về phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn gắn với quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn các đơn vị quân đội, công an thuộc quyền phối hợp với lực lượng của bộ, quân khu, địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo lĩnh vực được phân công; đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Quân sự địa phương, Bộ đội Biên phòng, Công an cấp huyện, cấp xã tham mưu cho UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Tiếp nhận và cấp phát phương tiện, trang thiết bị do bộ, ngành, trung ương cấp (từ các nguồn). Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh mua sắm, cấp phát, quản lý cơ sở, vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó các sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Lập dự toán ngân sách chi cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

b) Phối hợp với các cơ quan:

- Tham mưu cho Ban Chỉ huy tỉnh đề xuất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Quân khu 4 điều động lực lượng quân đội, công an tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Tham gia thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán các dự án đầu tư và xây dựng cơ bản của các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh liên quan đến lĩnh vực phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Đề xuất với UBND tỉnh bảo đảm đầy đủ chế độ, chính sách cho cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân tham gia hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Tham mưu thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ và phối hợp ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn theo thỏa thuận, hiệp ước đã được ký kết theo quy định của pháp luật.

c) Chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết:

Phối hợp với Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng chống thiên tai tổng hợp, báo cáo các số liệu liên quan phục vụ Ban Chỉ huy tỉnh sơ kết, tổng kết và báo cáo các cơ quan cấp trên theo quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy tỉnh. Tham mưu cho Ban Chỉ huy tỉnh ban hành quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó các sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

3. Nhiệm vụ của Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng Văn phòng Phòng thủ dân sự

a) Nhiệm vụ của Chánh Văn phòng:

- Phụ trách chung, trực tiếp điều hành Văn phòng Phòng thủ dân sự trên địa
bàn toàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng thường trực và
các công việc được Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh phân công.

- Thực hiện nhiệm vụ theo Điều 5, Chương II Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy tỉnh.

- Chỉ đạo 3 bộ phận thường trực thuộc Văn phòng thường trực gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy tỉnh.

- Chỉ đạo về việc khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trình cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng theo quy định.

b) Nhiệm vụ của Phó Chánh Văn phòng: Đại tá Vũ Văn Tùng, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

- Phụ trách cơ quan tham mưu của Văn phòng Phòng thủ dân sự. Trực tiếp phụ trách công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên đất liền; chỉ đạo bộ phận trực ban Tác chiến của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức trực ban 24/24 giờ tất cả các ngày trong năm, thực hiện nhiệm vụ trực ban theo quy định tại Quy chế công tác trực ban phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa. Chỉ đạo và chỉ huy lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các đơn vị quân đội của Bộ Quốc phòng, Quân khu tổ chức tìm kiếm cứu nạn, xử lý các tình huống khẩn cấp, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.

- Thay mặt Chánh Văn phòng điều hành Văn phòng thường trực khi Chánh Văn phòng đi vắng. Được Chánh Văn phòng ủy quyền bảo đảm đầy đủ các điều kiện cần thiết cho hoạt động và đảm bảo kinh phí hàng năm cho các hoạt động của của Văn phòng thường trực.

- Được Chánh Văn phòng ủy quyền chuyển văn bản liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến các Phó Chánh Văn phòng khác để chỉ đạo theo lĩnh vực được phân công; đối với các văn bản có mức độ quan trọng, vượt quá thẩm quyền thì phải báo cáo Chánh Văn phòng để xin ý kiến trước khi xử lý.

- Chỉ đạo tiếp nhận, cấp phát vật tư, phương tiện, trang thiết bị (từ các nguồn cấp phát) phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các địa phương, đơn vị; báo cáo, đề xuất với Chánh Văn phòng tham mưu cho Trưởng ban Ban Chỉ huy tỉnh và UBND tỉnh bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng phục vụ hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các thành viên Ban Chỉ huy tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng phân công.

c) Nhiệm vụ của Phó Chánh Văn phòng: Đại tá Lê Như Lập, Phó Giám đốc Công an tỉnh.

- Phụ trách công tác ứng phó sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu dân cư; chỉ đạo lực lượng Công an bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phối hợp với Sở Giao thông vận tải bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt khi xảy ra các tình huống các sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và các thảm họa trên địa bàn.

- Chỉ đạo trực ban 24/24 giờ tất cả các ngày trong năm, thực hiện nhiệm vụ trực ban quy định tại Quy chế trực ban phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổng hợp báo cáo các số liệu lĩnh vực Ứng phó sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu dân cư về Văn Phòng thường trực để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với các thành viên Ban Chỉ huy tỉnh để thực hiện nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng phân công.

d) Nhiệm vụ của Phó Chánh Văn phòng: Đại tá Đỗ Ngọc Vĩnh, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

- Phụ trách công tác ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên tuyến biên giới, tuyến biển và ứng phó sự cố tràn dầu. Chỉ đạo trực ban Tác chiến của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức trực ban 24/24 giờ tất cả các ngày trong năm, thực hiện nhiệm vụ trực ban quy định tại Quy chế trực ban phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng hợp báo cáo các số liệu lĩnh vực phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên tuyến biển, trên tuyến biên giới đất liền về Văn phòng thường trực để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với các thành viên Ban Chỉ huy tỉnh để thực hiện nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng phân công.

đ) Các bộ phận thường trực của Văn phòng thường trực:

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

- Công an tỉnh: Phòng Tham mưu, Công an tỉnh.

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh.

4. Cơ chế hoạt động

a) Chế độ họp:

- Họp định kỳ: Một quý một lần (có thể kết hợp với Hội nghị về thực hiện Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng).

- Họp đột xuất: Căn cứ tình hình và diễn biến của sự cố thiên tai, thảm họa Văn phòng Phòng thủ dân sự tổ chức họp để thống nhất chủ trương, biện pháp tham mưu, đề xuất cho Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả. Chánh Văn phòng hoặc Ủy quyền cho Phó Chánh Văn phòng chủ trì họp quyết định nội dung, thành phần, thời gian, địa điểm và hình thức.

b) Chế độ thông tin, báo cáo:

- Các Phó Chánh Văn phòng báo cáo Chánh Văn phòng: Những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, những việc vượt quá thẩm quyền giải quyết và những việc cần xin ý kiến.

- Chánh Văn phòng chỉ đạo tổng hợp, báo cáo, tham mưu kịp thời khi có tình huống về sự cố, thiên tai, thảm họa gửi Ban Chỉ huy tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH THANH HÓA

Văn phòng thường trực Chỉ huy PCTT tỉnh, trụ sở: 44C, Đại lộ Lê Lợi, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa

Văn phòng thường trực Chỉ huy PTDS, ƯPSC, TKCN, trụ sở: Đại lộ Hùng Vương, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa